Đi tour thác Bản Giốc mùa nào đẹp nhất? Đặt tour ở đâu?
Tôi đến với thác Bản Giốc vào cuối tháng 9 sau khi tìm hiểu qua mạng internet, thu hút bởi hình ảnh màu nước xanh ngọc bích và được thúc đẩy bởi những lời văn “mĩ miều” của các blog du lịch về “Top 4 thác nước lớn nhất Thế giới”, “Thác nước đẹp nhất Việt Nam và Đông Nam Á”. Khí hậu ở thác Bản Giốc được chia làm hai mùa rõ rệt: mùa mưa với lượng nước lớn, ta sẽ thấy một Bản Giốc rộn ràng, náo nhiệt và mùa khô tĩnh lặng, mát mẻ, xanh trong. Thời điểm mùa mưa bắt đầu từ tháng 6 đến tháng 9 và mùa khô là từ tháng 10 cho đến tháng 5 năm sau. Để kịp đến thăm
Bản Giốc vào thời điểm đẹp nhất (tháng 9 và tháng 10), tôi quyết định đặt Tour của
Công ty Mr Linh’s Adventures, một trong những công ty uy tín hàng đầu về các tour thăm thác Bản Giốc, hồ Ba Bể,…
Thác cách trung tâm thủ đô Hà Nội 400km và cách trung tâm thành phố Cao Bằng 90km. Đây là một chuyến đi dài nhưng tôi chẳng thể nào ngủ được bởi khung cảnh núi non hùng vĩ bên ngoài cùng những hình ảnh của những người đồng bào dân tộc thiểu số trong những nếp nhà trình tường bằng đất, vẽ lên một bức tranh mang màu sắc rất riêng của vùng biên cương Lạng Sơn nơi chúng tôi đi qua. Âm thanh tôi nghe được nhiều nhất là: “Ôi nhìn kìa…” những tiếng trầm trồ trong suốt hành trình của những người đồng hành chung xe.
Bản Giốc, vùng đất thần tiên bị con người xâm chiếm! Để đến được thác, ta phải đi cung đường rất quanh co, từ trung tâm thành phố lên mất từ 3 đến 5 tiếng nhưng mọi sự như được thỏa đáp khi chiêm ngưỡng dòng chảy của tự nhiên này. Chẳng phải phóng đại khi người dân và khách du lịch đặt tên cho thác là “Nàng công chúa ngủ trong rừng”. Thác có ba tầng óng ả nối tiếp nhau, tung bọt trắng xóa, đan xen là màu xanh của rừng, của màu nước và màu xanh của trời. Đây thật là một điều khó khăn cho tôi khi viết bài blog này bởi chẳng có ngòi bút nào có thể lột tả hết nét đẹp vừa hùng vĩ, tráng lệ lại dịu dàng, thơ mộng như vậy.
Bản Giốc nằm ở đâu, thuộc về Việt Nam hay Trung Quốc?
Người Việt Nam có một lòng yêu nước rất mãnh liệt, thác Bản Giốc thuộc về Việt Nam hay Trung Quốc từ lâu đã trở thành một chủ đề mà bất cứ người Việt nào cũng quan tâm. Đến với vùng đất biên giới này, đoàn chúng tôi cũng không hẹn mà cùng chung một câu hỏi. Nhưng để đi đến câu trả lời, chúng ta cần sự trợ giúp bởi những người có vốn hiểu biết và thân thuộc với vùng đất này. Đoàn chúng tôi đi được hướng dẫn bởi anh Long, người đã gắn kết với cung đường tuyệt vời này hơn 6 năm, tưởng rằng mọi ngóc ngách đều đã được anh khám phá. Anh vui vẻ, nhiệt tình và có một giọng nói rất đặc biệt, rất “hải ngoại” bởi anh vốn là một hướng dẫn viên hàng đầu cho các tour nước ngoài. Anh kể chúng tôi nghe các câu chuyện cổ về dòng thác, về sự thay đổi của con thác mỗi mùa, và tất nhiên, về câu chuyện phân- chia. Theo Công ước Pháp-Thanh 1887 và 1895, từ phía dưới chân thác, phần thác bên trái và nửa phía tây của thác bên phải thuộc chủ quyền của Việt Nam, thác Bản Giốc nằm ở xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng; nửa phía đông của thác bên phải thuộc chủ quyền của Trung Quốc tại thôn Đức Thiên, trấn Thạc Long, huyện Đại Tân, thành phố Sùng Tả của khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây. Vậy đó, của ai về nhà nấy, dòng thác vẫn cứ tuyệt mỹ như vậy, dù nó có ở đâu đi chăng nữa.
Đến thác Bản Giốc nghỉ ở đâu?
Thành phố Cao Bằng có rất nhiều khách sạn hiện đại, sẵn sàng phục vụ nhu cầu của du khách mọi tầng lớp. Một khách sạn mà tôi rất mong muốn trải nghiệm khi có cơ hội quay lại thăm thác Bản Giốc đó chính là Khu nghỉ dưỡng Sài Gòn – Bản Giốc. Đây là khu nghỉ dưỡng cao cấp đạt tiêu chuẩn 4 sao, điểm nhấn của toàn bộ khu Resort đều có hướng nhìn ra thác Bản Giốc, hồ cảnh quan và rừng cây, thích hợp cho chuyến du lịch Bản Giốc dài ngày, thoải mái tận hưởng nét đẹp huyền bí vùng đất biên cương .
Ngoài ra, nếu bạn ưa trải nghiệm hơn thì có thể chọn nghỉ tại nhà dân. Đây là môt mô hình du lịch đang rất phổ biến tại Việt Nam. Có rất nhiều dân tộc anh em chung sống tại Cao Bằng gồm Tày, Nùng, H’mong, Dao,…mỗi dân tộc đều có những nét đặc trưng của riêng mình, đan xen với mỗi cung đường chúng tôi đi qua là bao ngôi nhà của các dân tộc khác nhau: nhà trình tường, nhà sàn, nhà nửa sàn nửa trệt,…nép vào núi rừng. Với sự phát triển của du lịch, có vô số nhà người dân sẵn sàng đón bạn bè bốn phương với đầy đủ tiện nghi, giàu văn hóa và nhiều hơn cả là những tấm lòng hiếu khách. Trong khi tìm hiểu, tôi rất ấn tượng với làng đá Khuổi Ky của người Tày, nằm trong khu du lịch thác Bản Giốc với những ngôi nhà sàn hoàn toàn bằng đá. Người Tày có tục thờ thần đá, họ tin rằng đá mang trong mình nguồn linh khí, năng lượng cực kỳ cao, có tác động lớn đến đời sống con người, bảo vệ con người trước thiên nhiên khắc nghiệt. Với lòng hiếu khách của mình, họ tình nguyện dùng nhà đá cộng đồng để phục vụ du khách, chia sẻ những gì họ trân trọng nhất.
Với chuyến đi lần này, chúng tôi đã không lựa chọn ở lại hai điểm trên mà thay vào đó là một địa điểm bí mật ngôi nhà giữa cánh đồng lúa, bản của người dân tộc Nùng trong thung lũng Quốc Dân. Đó là Mr. Kim Homestay tại Làng Hương, Quảng Uyên. Nhà sàn của ông Kim nằm giữa những cánh đồng bạt ngàn, dù bạn có ở phòng nào thì cũng sẽ được ngắm cảnh núi non hùng vĩ, thấy ánh nắng ban mai vào mỗi sớm, thoáng mát và thanh bình, điều mà ít khách sạn cao cấp nào có được. Ông Kim là một người đàn ông lớn tuổi, bé nhỏ nhưng lại có một nụ cười “lớn” nhất tôi từng thấy, cực kỳ hiếu khách và dễ chịu.
Ăn uống tại thác Bản Giốc
Phải nói rằng, Cao Bằng chính là quê hương của những món ăn ngon, bổ lại lạ mắt, trong đó có thể kể đến món xôi trám, món bánh đặc sản Khẩu Sli, bánh trứng kiến, chè dây, bánh Cóng Phù, bánh áp chao, bánh Khảo, cháo nhộng ong, bánh cuốn, phở chua, hạt dẻ... tên lạ nhưng ai cũng phải trầm trồ bởi hương vị. Trong số các món ăn trên đường, tôi thực sự bị ấn tượng bởi bánh cuốn và phở chua. Bánh cuốn Cao Bằng khác hẳn với bánh cuốn dưới xuôi. Tại Hà Nội, bánh cuốn ăn với nước mắm chấm chua ngọt nhưng tại Cao Bằng cũng miếng bánh cuốn dai, dẻo, thơm nhưng bởi khí hậu thấp hơn dưới xuôi nên bánh cuốn được ăn với nước ninh xương nhừ, ngọt thơm, nóng hổi để giữ ấm cơ thể và cổ họng.
Vịt quay Cao Bằng 7 vị
Phở chua đối với tôi là “hoa hậu” của ẩm thực Cao Bằng, phải có ngót nghét chục loại nguyên liệu ở trong món ăn đặc sắc này. Đó là bánh phở dai, thịt vịt quay da giòn, thịt xá xíu, thịt quay da giòn, lạp sườn, rau sống, dưa chuột, lạc rang, khoai lang chiên thái sợi trộn với nước sốt chua ngọt. Ôi chao! Hương vị của thiên đường! Ngoài ra còn có món phở vịt quay, phở thịt quay,… luôn được người dân bản địa “khuyên dùng” khi đặt chân đến xứ biên cương này. Nhưng có một điều tôi tiếc nuối nhất, đó là món bánh trứng kiến, đặc biệt nhất trong các loại đặc sản Cao Bằng, vì bánh trứng kiến rất hiếm, chỉ có vào đúng mùa kiến sinh sản (cuối tháng tư – đầu tháng năm) nên chuyến đi tháng chín này không có cơ hội thưởng thức. Bánh trứng kiến à, hẹn dịp sau nha!
Bánh cuốn Cao Bằng
Với khí hậu khắc nghiệt người ta thường nghĩ ra nhiều cách chế biến bảo quản thức ăn, người Cao Bằng nói riêng và Tây Bắc nói chung thường có các món thịt gác bếp, hun khói. Với cách làm này, thịt được làm sạch và tẩm ướp gia vị cẩn thận, treo lên gác bếp để khói hun, bên ngoài khô đậm, bên trong ngọt mềm, món ăn sẽ để được cả năm mà không lo bị hỏng, ôi. Thịt gác bếp, lạp sườn gác bếp,…làm món nhậu rất ngon, đưa rượu.
Sau một ngày khám phá bằng mắt, bằng tai thì tối đến là thời gian khám phá bằng bụng. Đúng vậy, một bữa ăn ngon luôn là điều tuyệt vời mà ai cũng muốn trải nghiệm. Với tài nghệ của mình, ông Kim đã chiêu đãi chúng tôi bữa ăn “gia đình nhất” tại nơi xa xôi này, đó là bữa ăn đặc sản Cao Bằng với cá Trầm Hương (nghe nói loài cá này chuyên ăn rễ cây trầm nên thịt rất thơm và có hương vị đặc biệt) rán giòn như tiếng cười của người thưởng thức, bát canh rau rừng ngọt mát,… và nổi bật là món vịt quay Cao Bằng vàng ruộm với công thức tẩm ướp riêng với bảy loại gia vị của người dân tộc Tày, một bữa ăn ngon cả mắt lẫn hương vị!
Bánh trứng kiến
Tour du lịch đến với thác Bản Giốc Cao Bằng sẽ là một kỷ niệm không bao giờ quên với những trải nghiệm đặc sắc, đánh thức tình yêu thiên nhiên và thêm yêu con người vùng biên cương xa xôi. Chuyến đi lần này, ngoài dấu ấn bởi sự hiếu khách của người dân, tôi còn rất ấn tượng bởi sự ân cần nhiệt tình chu đáo của hướng dẫn viên, đội ngũ nhân viên hỗ trợ của Mr. Linh’s Adventure. Chắc chắn trong tương lai, tôi sẽ còn đi nhiều hơn nữa, khám phá thêm nhiều điểm đến hơn nữa và Mr. Linh’s Adventures sẽ luôn là công ty tôi tin tưởng, đồng hành trên mọi nẻo đường hình chữ S!
Tác giả: Minh Thư
Các tour du lịch khám phá thác Bản Giốc
Điểm nổi bật:
- Tận mắt ngắm nhìn cao nguyên đá với phong cảnh hùng vỹ nhất của Việt Nam
- Tận mắt ngắm nhìn đèo Mã Pì Lèng hùng vỹ và hẻm vực sông Nho Quế sâu nhất Việt Nam
- Khám phá nét đẹp văn hóa của đồng bào dân tộc H'Mông, Dzao, Lô Lô, Tày...
- Đến thăm Cột cờ Lũng Cú, điểm cực Bắc của Tổ quốc
- Thăm Thác Bản Giốc, thác lớn thứ 4 trong 10 thác lớn nhất thế giới nằm giữa biên giới hai quốc gia
- Thăm Pác Bó với không chỉ là điểm di tích lịch sử mà còn là nơi có cảnh sắc tuyệt vời
- Thăm Hồ Ba Bể, là một trong 100 hồ nước ngọt tự nhiên trên núi lớn nhất thế giới
- Khám phá những nét ẩm thực địa phương độc đáo
Lưu ý:
Vào mùa hoa tam giác mạch từ tháng 9 đến tháng 12 hàng năm sẽ có rất nhiều các vạt hoa đẹp ở ven hai bên đường đi tại các vị trí khác nhau tùy từng thời điểm. Xe ô tô của chúng tôi sẽ dừng tại những nơi có hoa đẹp để phục vụ Quý khách chụp hình. Vào các dịp trước và sau tết âm lịch sẽ có rất nhiều hoa đào, hoa mận, hoa lê.
Giá Cũ: '7 020 000' VNĐ / Khách
Giá mới: '5 200 000' VNĐ / Khách
Điểm nổi bật:
- Khám phá một trong những hồ nước tự nhiên trên núi đẹp nhất trên thế giới
- Thăm thác nước lớn thứ 4 trong 10 thác nước lớn nhất trên thế giới nằm giữa đường biên hai quốc gia
- Thăm di tích Pác Bó với dòng suối trong như ngọc và chụp hình cột mốc km0 đường Hồ Chí Minh
- Khám phá văn hóa của đồng bào dân tộc Tày, Nùng...
Giá Cũ: '2 698 650' VNĐ / Khách
Giá mới: '1 999 000' VNĐ / Khách
Điểm nổi bật:
- Tận mắt ngắm nhìn cao nguyên đá với phong cảnh hùng vỹ nhất của Việt Nam
- Tận mắt ngắm nhìn đèo Mã Pì Lèng hùng vỹ và hẻm vực sông Nho Quế sâu nhất Việt Nam
- Khám phá nét đẹp văn hóa của đồng bào dân tộc H'Mông, Dzao, Lô Lô, Tày...
- Đến thăm Cột cờ Lũng Cú, điểm cực Bắc của Tổ quốc
- Thăm Thác Bản Giốc, thác lớn thứ 4 trong 10 thác lớn nhất thế giới nằm giữa biên giới hai quốc gia
- Thăm Pác Bó với không chỉ là điểm di tích lịch sử mà còn là nơi có cảnh sắc tuyệt vời
- Khám phá những nét ẩm thực địa phương độc đáo
Lưu ý:
Xe ô tô và hướng dẫn viên đón Quý khách tại điểm hẹn trong khu vực Phố Cổ và Nhà hát lớn khởi hành cho chuyến đi du lịch Hà Giang. Nghỉ ngơi, tự do ăn sáng tại ngã 3 Kim Anh hoặc trên cao tốc.
Giá Cũ: '5 265 000' VNĐ / Khách
Giá mới: '3 900 000' VNĐ / Khách